Vương Trí Nhàn



 

 

đọc: Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975

Hồi tôi còn học trung học phổ thông, tức là đầu những năm sáu mươi, trong sách giáo khoa văn học trích giảng, vẫn có những phần nhắc lại một cách sơ lược rằng ở các thành thị miền nam có một nền văn học của mình – dù rằng nhắc để phê phán.

 Năm 1959, Chế Lan Viên có bài đọc Hoa Đăng của Vũ Hoàng Chương, bài viết kèm theo nhiều trích dẫn.

...

_________________________

đọc: Nhà thơ số một của thơ mới

Xuân Diệu thường nói ông mang trong mình quê hương thống nhất.Cha đàng ngoài má ở đàng trong, -- cái lý của ông thật cụ thể.

     Mượn cách nói ấy, khi xem xét sang lĩnh vực thơ, tôi cũng muốn nói rằng ông mang trong mình nền thơ thế kỷ Việt Nam  thế kỷ XX.

     Nửa đầu thế kỷ, thơ Việt có chuyển đổi về mặt cơ cấu,  từ mô hình kiểu trung đại chuyển sang một mô hình hiện đại. Khi thơ như một cơ cấu đã ổn định, từ sau 1945, cái định hướng rõ nhất là chuyển đổi chức năng để phục vụ xã hội. Trong cả hai cuộc vận động, người ta đều thấy Xuân Diệu là một trong những tên tuổi được nhắc nhở nhiều nhất.

....

đọc: Xuân Sách hay là một đặc sản văn chương

Những nét sinh hoạt của những người cầm bút thời nay đã được nhiều người trình bày lại một cách tự nhiên, trong số này giỏi nhất phải kể Tô Hoài. Ông biết gỡ đi phần hào quang chói lọi mà người ta hay lấy ra để lãng mạn hóa các nhà văn. Ông làm cho cái nghề gọi là sáng tạo này gần gũi với đời thường. Chỉ ông mới dám đưa Nguyễn Tuân vượt ra ngoài cái thiêng liêng giả tạo ngả sang làm dáng, để trở về với những chuyện mè nheo hàng ngày,  dù vẫn không vì thế mà làm mất đi vẻ đáng yêu đáng kính của cụ Nguyễn. Từ trường hợp Nguyễn Văn Bổng, Tô Hoài làm nổi tính chất nghiệp dư của một nền văn học. Chút thoáng điên điên khùng khùng của Võ Huy Tâm mà ông nói tới được người ta tin, vì bắt nguồn từ những quan sát thực và mở đường cho sự cắt nghĩa vận mệnh ngắn ngủi của nhà văn này. Những trang chân dung Trọng Hứa cho ta thấy trong mỗi con người còn bao nhiêu mày nét khía cạnh vừa chân thành đáng yêu vừa nhởn nhơ phù phiếm.

đọc: Phạm Quỳnh và quá trình tiếp nhận văn hóa phương Tây

Từ Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch qua Phan Chu Trinh và các nhà nho hoạt động cho Ðông Kinh Nghĩa Thục, trong giới trí thức - thường gọi là các sĩ phu - của nước ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thấy nổi lên một loạt người có cách nhìn khác đi so với cách giải quyết thông thường các vấn đề xã hội. Họ cũng yêu nước; trước hoạ diệt vong, họ cũng muốn nhận lấy trách nhiệm với đất nước. Song, xem xét kỹ tình hình xã hội đương thời, họ cho rằng cứu nước trước tiên không phải là lập nên lực lượng vũ trang tổ chức kháng Pháp mà cần “cường dân hoá quốc”, đưa nước ta hưng thịnh theo mẫu hình xã hội phương Tây, sau đó thì công cuộc cứu nước cực kỳ quan trọng kia mới có cơ thực hiện.


 

 

 

 

Những bài viết gần đây

 

 

Nghe Vương Trí Nhàn nói chuyện:

Sách đã in
Tiểu sử
 

© Copyright Vương Trí Nhàn